Những nhà tổ chức tang lễ của chúng tôi phát huy hết kiến thức có được để trả lời những câu hỏi thường gặp về nỗi đau khi mất mát người thân. Bấm vào những câu hỏi phía dưới để tra câu trả lời.
Không có khoảng thời gian nhất định nào cả vì nỗi đau mất mát là trải nghiệm cá nhân của từng người. Nỗi đau cứ kéo dài mãi thôi.
Nỗi đau mất mát chẳng đi theo quy luật hay giai đoạn nào cả. Đó là một trải nghiệm cá nhân và rất khó để hiểu được. Đôi khi nỗi đau mất mát còn đi “giật lùi” về những lúc mà bạn cảm thấy đau lòng nhất. Và điều đó cũng ổn thôi. Việc ấy chỉ nói lên rằng bạn cũng đang phải trải qua nỗi đau đó riêng mình thôi.
Gia đình và bạn bè đôi khi không hiểu được điều đó và còn cảm thấy bực tức vì họ nghĩ rằng bạn đang không thể “nguôi ngoai” nỗi đau mất mát.
Sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy như muốn phát điên khi trải qua thương đau. Bạn sẽ trải qua cảm giác không thể nào tập trung được, vô ý thức và chai lì, và chúng ta thì cứ bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đó.
Nỗi đau mất mát sẽ dày vò chúng ta cả về thể xác, tâm trí, cảm xúc lẫn tinh thần. Nhiều người được khuyên nên tìm cách cân bằng lại cuộc sống bằng những cách như học thêm những kỹ năng mới, ngay tại thời điểm mà họ cảm thấy như không thể làm gì được nữa.
Nếu bạn cảm thấy đang như muốn phát điên lên, thì cũng ổn thôi, vì nó là một phần mà ai cũng phải trải qua khi mất mát.
Có nhiều cách mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:
Đôi khi bạn sẽ thấy nỗi đau như kéo dài mãi mãi. Những cảm xúc đó có thể choáng lấy bạn, khiến bạn sợ hãi, nhưng thực ra những phản ứng như vậy là bình thường khi phải đối diện mất mát. Chấp nhận rằng những cảm xúc đó là một phần tất yếu và cho phép bạn thân được sống thật với cảm xúc, vì điều đó sẽ giúp bạn chữa lành tổn thương bên trong.
Nỗi đau mất mát là một trải nghiệm cá nhân khá khó khăn đối với mỗi người. Những cảm xúc bạn sẽ trải qua sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính cách cá nhân, cách bạn đối mặt vấn đề, niềm tin tôn giáo, sự mất mát xảy đến ra sao và những sự sẻ chia của những người quanh bạn.
Trải nghiệm nỗi đau mất mát sẽ mất nhiều thời gian và quá trình chữa lành nỗi đau ấy cũng vậy. Mỗi người trong gia đình sẽ có cách thể hiện nỗi đau mất mát theo những cách khác nhau và khoảng thời gian mà họ chữa vết thương lòng cũng không giống nhau.
Nỗi đau mất mát được nhìn nhận như là điều tự nhiên khi chúng ta có xu hướng kháng cự lại với những thay đổi khi mà người nào đó mất đi. Theo thời gian bạn sẽ chấp nhận những thay đổi đó, nó sẽ dần đi sâu vào cuộc sống, suy nghĩ, hy vọng, niềm tin và cả tương lai của bạn.
Điều quan trọng là bạn cần cho phép bản thân biểu lộ những cảm xúc của mình. Thông thường, cái chết sẽ là chủ đề dễ bị né tránh và không được bàn tán nhiều. Thoạt đầu, nhiều người nghĩ rằng cô lập bản thân ra khỏi nỗi đau hoặc lờ đi cảm xúc bản thân sẽ có hiệu quả, nhưng thực ra bạn không thể nào né tránh cảm giác đau thương mãi đâu. Một ngày nào đó, những nỗi đau chôn vùi kia sẽ cần được đào bới lên để hàn gắn lại hoặc nó sẽ hủy hoại cơ thể và ăn mòn cảm xúc của bạn.
Dù lớn hay nhỏ, chúng ta cũng thường không sẵn sàng đối mặt với cái chết của cha hoặc mẹ. Việc mất đi người cha/người mẹ sẽ là điều vô cùng khó khăn để đối mặt, vì bạn vừa mất đi một phần quá khứ của mình, vừa mất đi một người bạn, một người chở che - một người chăm soc và yêu thương bạn suốt cả cuộc đời.
Khi đối mặt với nỗi đau mất mát cha/mẹ, bạn cần hiểu rằng đôi khi những cảm xúc trong bạn sẽ như muốn vỡ òa, bạn sẽ thấy giận dữ tột độ, đau đớn, cô đơn và bất lực. Hãy cứ để bản thân trải qua từng cung bậc cảm xúc thay vì cố gắng kiểm soát chúng. Bằng việc chấp nhận mất mát, bạn cũng đã tự cho phép bản thân trải qua hết cung bậc cảm xúc và không vướng bận suy nghĩ rằng mình nên cảm thấy đau khổ như thê này hay thế kia. Cố gắng sống và để những thói quen hằng ngày cứ tiếp diễn.
Mất đi đứa con sơ sinh là một trải nghiệm đau thương nhất mà những bậc cha mẹ phải đối mặt. Không gì có thể hàn gắn nỗi đau và không gì có thể lấp đầy được khoảng trống để lại trong tim bạn.
Bậc phụ huynh thường sẽ đong đầy cảm giác tội lỗi và đôi khi còn gán ghép cho mình trách nhiệm về những chuyện đã qua, ngay cả khi họ đã được báo trước rằng không còn cách nào để cứu được đứa bé cả.
Việc chấp nhận cái chết của con bạn đòng nghĩa chấp nhận mất mát cả những hy vọng và ước mơ mà bạn dành cho chúng - nhưng chấp nhận là cách hữu hiệu để bạn dần bước qua nỗi đau. Thông thường việc chia sẻ nỗi đau và cảm giác mát mát với những người có hoàn cảnh tương tự sẽ là bài thuốc chữa lành hiệu quả.
Cảm giác mất đi con cái sẽ không giống với bất kỳ nỗi đau nào mà bạn từng phải nếm trải. Điều đó thật đau đớn xiết bao và sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn vĩnh viễn.
Dù cái chết xảy ra đột ngột hay được báo trước, dù con bạn ở độ tuổi nào hay chết ra sao, thì mất mát đó vẫn khó để bạn chấp nhận và sẽ khiến bạn quặng thắt tột cùng. Khi một đứa trẻ mất đi, bậc cha mẹ sẽ cảm giác như một phần quan trọng và thiết yếu của mình cũng đã chết theo.
Sự mất mát của một đứa trẻ cũng là sự mất mát của những ngây thơ, hồn nhiên, và là sự ra đi của những thiên thần bé xíu dễ tổn thương, mà ngày nào vẫn còn quấn quýt mẹ cha. Sự mất mát của một đứa trẻ đồng nghĩa với sự mất đi của một tương lai, sức mạnh của niềm tin và ước mơ, và cả những điều hoàn mỹ trong cuộc đới này
Bậc cha mẹ sẽ cảm thấy một khoảng không mênh mông trong lòng do sự thiếu vắng của đứa con thân yêu. Bậc cha mẹ sẽ vẫn là những người cha, người mẹ thương yêu con hết mực dù con đã đi xa.
Nỗi buồn mất mát dù đau đớn xé nát tâm can, nhưng sẽ giúp chúng ta đi qua và xây đắp nên cuộc sống mới. Đó là một hành trình để sống một cuộc sống “bình thường mới” với hy vọng, giá trị và niềm vui dần đơm hoa trở lại. Cha mẹ luôn tìm cách để lưu giữ những ký ức để con cái mãi là vật báu bé nhỏ trong đời họ.
Khi một người đồng nghiệp mất đi, một khoảng trống trong công việc lẫn cuộc sống sẽ bị bỏ lại, vì nhiều người dành nhiều thời gian tại nơi làm việc hơn là ở nhà.
Chúng ta đều có những mối quan hệ, thậm chí chỉ là những quen biết qua loa như chào nhau mỗi lần chạm mặt vào buổi sáng. Khi một đồng nghiệp mất đi, bạn không chỉ mất đi 1 người bạn, mà là còn là người giúp đỡ bạn trong công việc.
Cảm giác đau buồn của mỗi người sẽ khác nhau. Đồng nghiệp sẽ có người đau buồn khi một người làm chung mất đi, số khác cảm thấy thanh thản khi bạn mình không còn chịu đau đớn hành hạ và số còn lại phải sống lại những trải nghiệm tương tự trước đây. Để giúp quá trình chữa lành nỗi đau, những đồng nghiệp nên san sẻ lẫn nhau và mở lòng khi nhắc về người bạn đã mất.
Sự ra đi đột ngột của một người thân quen với bạn sẽ khiến bạn đau lòng vô cùng và trải qua việc đó là điều thật khó khăn. Sự ra đi đột ngột, tang thương, không báo trước sẽ dẫn đến những cảm xúc đau đớn quằn quại như bị sốc, không chấp nhận sự thật, có cảm giác tội lỗi, giận dữ, trầm uất và bất lực.
Những phản ứng với sự ra đi đột ngột thường đau nhói đến tột cùng, vì chúng ta không có được cơ hội để chuẩn bị cho sự ra đi đó, để nói lời từ biệt, và để hoàn thành những việc dở dang.
Như những mất mát khác, sự ra đi đột ngột cũng để lại những chấn thương trong lòng của người ở lại, theo cách này hay cách khác. Chúng ta không thể so đo mất mát này với nỗi đau kia. Mất mát lớn nhất là mất mát của một người ngay tại thời điểm mà người đó phải trải qua những điều tồi tệ ấy. Mỗi sự mất mát đều để lại những hệ lụy khác nhau. Điều cần thiết là mỗi gia đình hãy nên bày tỏ những đau thương của mình theo cách riêng, những lúc thấy đau lòng và tâm can giằng xé.
Nỗi đau mất mát vì tự tử cũng giống như nỗi đau mất mát khác. Nhưng nỗi đau mất mát do một người tự tử để lại những hệ lụy phức tạp khôn cùng vì cái chết đó xảy đến một cách đột ngột và hết sức đau lòng.
Mất mát do tự tử là một mất mát rất khó để đối mặt. Nó để lại hàng tá những gánh nặng trong tâm trí gia đình và bạn bè về những câu hỏi không có đáp án, và điều đó làm họ tổn thương nhiều lắm. Nếu như bạn phải trải qua những cảm giác như vậy trong những tuần đầu tiên sau khi người thân tự tử, những tư vấn tâm lý có thể là điều tốt mà bạn nên tìm tới.
Do nhiều nguyên do khác nhau, nhiều người thường tìm cách kết liễu đời mình để không phải chịu đựng những đau đớn về thể xác hoặc tâm hồn. Khi một người quyết tâm kết liễu đời mình, họ thường bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn không lối thoát và do vậy, họ không thể tìm thấy cách giải quyết khả thi nào khác. Họ thường càm thấy bị cô lập và bởi vì mắc kẹt trong mớ hỗn độn của riêng mình, họ không thể tìm được ai để san sẻ và vì vậy càng lún sâu hơn vào nỗi cô đơn.
Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là những dấu hiệu của trầm cảm và vô vọng từ những người có ý định tự tử thường không rõ ràng để nhận thấy và vì vậy không có ai có lỗi trong việc này cả.
Khi giúp đỡ những đứa trẻ vượt qua nỗi đau mất người thân, có ít nhất 2 điều mà bạn cần đặc biệt lưu tâm:
Trẻ con cần được biết những câu trả lời rõ ràng và thành thật, đặc biệt là với những tình huống khó khăn như vậy. Trẻ con là những người mà chúng ta đáng để mở lòng, về những nỗi đau mà ta đang trải qua.
Những cái ôm, những cái vuốt ve và những khoảnh khắc lắng đọng sẽ trấn an được trẻ con, vì chúng sẽ có thể cám thấy sợ hãi hoặc không hiểu được những thay đổi sắp xảy ra trong gia đình mình.
Người lớn thì cũng không cần phải nén nước mắt trước mặt trẻ con, dù chúng lớn hay nhỏ - vì như vậy chúng sẽ không cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi khi biểu lộ cảm xúc của riêng mình. Nếu trẻ con không học được cách biểu lộ cảm xúc chân thật từ người lớn khi trải qua mất mát, chúng sẽ có xu hướng che đậy nỗi buồn hoặc tin rằng khi đối mặt tình huống tương tự chúng có thể chịu đựng được nỗi đau, những hoài nghi, sự giận dữ và cả sợ hãi.
Đôi khi rất khó để mở lời với người đang mất người thân. Chúng ta thường tránh nói về sự mất mát đó với những người đang trải qua tang thương.
Cách tốt nhất là cứ để người đó khóc và bày tỏ cảm xúc của mình. Mở lòng về người đã mất và họ ra đi như thế nào.
Nói những lời an ủi như “chia buồn cùng anh/chị”, tuy đơn giản vậy thôi nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng. Đôi khi họ chỉ cần có người trò chuyện cùng, người mà họ có thể chia sẻ những cảm xúc và những kỷ niệm.
Tốt nhất đừng nói những lời động viên như “mạnh mẽ lên”, “dũng cảm lên” - sự động viên như vậy càng làm họ lún sâu hơn thôi, và cũng tránh nói “tôi hiểu cậu đang cảm thấy thế nào” - chúng ta không thể nào hiểu được cảm xúc bên trong và những đau buồn của một người đâu.
Điều an ủi nhất bạn có thể làm cho bạn mình là hãy ở bên cạnh họ. Giúp đỡ họ mua sắm đồ trong nhà hay nấu vài bữa cơm. Không chỉ giúp họ vài ngày sau tang lễ, mà có thể là vài tháng sau nữa khi mà nỗi đau mất mát bắt đầu gặm nhắm họ một cách sâu sắc.
Điều quan trọng mà bạn cần biết là phải không cần phải trải qua đau thương một mình. Cứ nhờ vả mọi người, thậm chí là tìm đến những hỗ trợ chuyên môn, điều đó không có nghĩa là bạn là người yếu đuối, nó chỉ đơn giản là sự san sẻ mà bạn đang cần. Hầu hết mọi người đều cảm thấy tốt hơn sau khi được trò chuyện và chia sẻ với ai đò về điều họ đang phải trải qua. Các dịch vụ chia sẻ nỗi đau mất người thân sẽ có những hướng dẫn ân cần và tận tâm để giúp bạn tìm cách để đối mặt với tang thương .
Những tư vấn tâm lý dành cho bạn những lời động viên, những lời khuyên và những sẻ chia. Họ sẽ không chỉ bảo bạn phải làm gì hay phải cảm thấy ra sao, họ chỉ cho bạn những ý tưởng và phương pháp để đối diện với tang thương.
Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn các dịch vụ chia sẻ nỗi đau mất mát, nếu bạn cần. .
Mỗi nền văn hóa sẽ có phong tục, tập quán, lễ nghi riêng biệt về cái chết.
Điều quan trọng là mọi người phải tôn trọng những truyền thống văn hóa, những lễ nghi, nghi thức đó, mặc dù có thể bạn không hiểu hết ý nghĩa của chúng.
Sau cùng thì nỗi đau mất mát là một trải nghiệm cá nhân riêng biệt và những ai thương tiếc người đã khuất đều nên được thể hiện nỗi buồn theo cách đứng đắn nhất.
Chia sẻ những suy nghĩ và kỷ niệm của bạn về người đã mất với mọi người, những người từ nền văn hóa khác, nói cho họ nghe người đã mất quan trọng với bạn ra sao và cứ mở lòng để nói về những điều đó trong những năm về sau.
Nơi yên nghỉ cuối cùng của người đã mất là nơi để hồi tưởng và xoa dịu nỗi đau.
Nếu người thân của bạn được chôn cất mà người thân có thể viếng thăm thường xuyên, bất cứ khi nào, lúc đó họ có thể dành những hồi tưởng và nhớ nhung cho người nằm đó. Đặc biệt là vào những dịp quan trọng trong năm như Ngày của Mẹ hay Ngày của Cha, Giáng sinh và những ngày kỷ niệm.
Nơi yên nghỉ cuối cùng không chỉ là nơi lưu giữ những hồi ức, mà còn là nơi để mọi người cho phép bản thân thổ lộ những cảm xúc riêng tư như cảm giác mất mát, đau buồn, thậm chí giận dữ. Địa điểm an táng người đã khuất là nơi hiệu quả để người thân va bạn bè có thể xoa dịu nỗi đau mất mát.
Khi một người được hỏa táng, gia đình thường chọn rải tro cốt tại nơi có ý nghĩa trong đời người đã khuất, ví dụ như khu vườn sau nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ khó để đến thăm những địa điểm như vậy nếu ngôi nhà bị bán đi hoặc việc chuyển đổi hình thức sử dụng đất đai được áp dụng, như xây công viên hay sân golf.
Hiện nay, nhiều gia đình thường chọn một địa điểm an nghỉ sau cùng với phần tro cốt của người thân, và trích một phần nhỏ tro cốt còn lại rải lên nơi có nhiều gắn bó với họ. Điều này có nhiều lợi ích vì gia đình sẽ có chốn để viếng thăm thường xuyên, cũng như hoàn thành tâm nguyện của người đã khuất khi một phần thân xác họ được nằm cạnh nơi họ gắn bó.
Xem thêm thông tin về dịch vụ chia sẻ nỗi đau mất người thân, bấm vào đây.